Blog of science and life

Contact
Archives
Feed

Liệu chất béo có làm ta béo?


Link as QR code of article Liệu chất béo có làm ta béo?

Fat is evil?


Trong quyển sách ‘The Big Fat Surprise’, tác giả Nina Teicholz đã viết

Fat is the most unfortunate homonymn in the English language
‘Mỡ’ là từ đồng âm tai hại nhất trong tiếng Anh (và cả tiếng Việt)

Nghĩa là, từ mà chúng ta dùng để chỉ mỡ bụng, cũng là từ mà chúng ta dùng để chỉ thứ dầu/mỡ mà ta dùng để nấu ăn, và cả để ăn nữa. Khoảng 60 năm về trước, có một lý thuyết cho rằng vì lượng chất béo ta ăn vào nhiều calo hơn là carbonhydrate (tinh bột), chúng hẳn là tác nhân gây ra bệnh đau tim và béo phì. Cũng chẳng lạ gì khi chúng ta tin ngay mà chẳng hề suy nghĩ nhiều.

Nhưng, điều đó là sai lầm và quá ư là ngây thơ về mặt khoa học. Các chất béo, cụ thể là chất béo bão hòa, đã trở thành một thứ không thể thiếu trong lịch sử tồn tại của con người. Và khi chúng ta bắt đầu sợ chất béo, đếm từng tí calo một cũng chính là lúc sức khỏe của chúng ta bắt đầu suy giảm không phanh.

Tôi ước gì chúng ta hãy suy nghĩ lại về đường, chứ không phải chất béo, thì chúng ta đã không phải khốn khổ như bây giờ. Dù sao thì, mọi thứ cũng đang bắt đầu thay đổi, và trong các chương trình ăn kiêng người ta đã bắt đầu đặt hạn chế đường lên làm ưu tiên.

What to eat?

  • Số lượng không giới hạn về rau và chất béo tốt. Cơ thể bạn sẽ không để bạn ăn quá nhiều những thứ đó đâu mà lo. Bạn có thể ngồi ăn hết hàng đống snack hay bỏng ngô mà không hề chán, nhưng không thể làm như thế với đống rau được. (Nhưng mà cần tránh ăn nhiềucác loại hạt, nhất là những loại có muối và đã chiên qua)
  • Thịt và các sản phẩm từ sữa, một cách điều độ. Thay vì coi chúng là món ăn chính, hãy coi như là những phần phụ để bạn ăn salad dễ dàng hơn.
  • Nếu ăn carb, chọn những loại carb tốt. Như rau và quả, gạo lứt, kê, yến mạch. Nhưng đừng có ăn nhiều, khoảng 100gram đổ lại mỗi ngày thôi.
  • Một vài thứ tốt cho cơ thể, như là sữa chua, dưa góp, kefir, đậu phụ, kimchi … Google “Probiotic-rich foods” để tìm hiểu thêm.
  • Chất lượng thì tốt hơn là số lượng. Hai thứ đó có sự tương quan với nhau. Chất lượng đồ ăn càng cao thì số lượng cần ăn càng ít.

What to avoid?

  • Đường. (Loại tinh luyện)
  • Carb. Nhiều carb quá sẽ đầu độc cơ thể bạn. Ăn nhiều hơn 200gram carb mỗi ngày cũng có hại tương tự như ăn nhiều đường tinh. Nó làm ta chóng đói, thèm ăn carb hơn, và càng ăn nhiều thì lại càng thèm hơn nữa.
  • Thức ăn nhanh. Những loại thức ăn chế biến sẵn được thiết kế để làm ta thèm ăn hơn. Chúng cực kỳ dễ hấp thụ, và không cần suy nghĩ để ăn. Như đã thấy, chúng ta ăn junk food cực kỳ nhanh, vì thế não chúng ta vẫn đòi ăn tiếp dù không cần.
  • Tránh xa những đồ ăn mà ta không nhận ra chúng, kể cả chúng được làm từ những thứ tươi sống. Hãy chọn táo thay vì nước táo.
  • Tránh dùng những thứ dầu được chế biến công nghiệp. Những thứ dầu ăn ôxy hóa cao như dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu ngô và dầu hạt cải sẽ làm hại đến tế bào của chúng ta, có khả năng gây viêm nhiễm cao hơn. Thay vào đó, hãy dùng dầu quả bơ, dầu olive, dầu dừa, hoặc mỡ động vật (loại bão hòa) từ các động vật ăn cỏ.